RA MẮT: ĐÁNH THỨC Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI , Phiên bản Online

Chào mừng bạn đến với BKE, các khóa học thay đổi cuộc đời

BÁT CHÁNH ĐẠO - 8 CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA

BÁT CHÁNH ĐẠO – 8 CHÌA KHÓA ĐỂ THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC VỮNG BỀN

share

BÁT CHÁNH ĐẠO

8 CHÌA KHÓA ĐỂ THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC VỮNG BỀN

?1. Chánh kiến: Hiểu rõ bản chất, sự thật tuyệt đối của từng vấn đề.

Học, quan sát – đúc kết thật KỸ, thật SÂU SẮC, ĐA CHIỀU để hiểu rõ: 8 Chánh Đạo, 4 Diệu Đế, Nhân Quả trong đời sống. Từ đó thấy rõ tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị đúng đắn cho cuộc đời.

BÁT CHÁNH ĐẠO - CHÁNH KIẾN
BÁT CHÁNH ĐẠO – CHÁNH KIẾN

?2. Chánh tư duy (có những ý định, suy nghĩ đúng đắn)

Suy ngẫm, phân tích, liên hệ đời sống, đưa ra giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể để hành động và cải thiện chính mình.

  • Tư duy nhân quả
  • Tư duy về lòng Từ (mong người khác hạnh phúc), Bi (thương cảm người khó khăn), Hỷ(vui vì người khác tốt lên), Xả(buông được tham lam, giận dữ, cố chấp)

?3.Chánh Ngữ (Nói lời đúng đắn)

  • Không nói lời hung ác. chỉ trích, chửi rủa,… (đặc biệt trong lúc nóng giận)
  • Không nói dối (trong lúc sợ hãi hoặc thèm muốn)
  • Không nói lật lọng, cuốn theo chiều gió, nói lời nịnh bợ hay tám chuyện.

=> Chánh ngữ là chỉ nói đúng sự thật, có ích cho cả hai (HƯỚNG THIỆN), đúng thời điểm, đúng đối tượng & phù hợp với hoàn cảnh.

#Ứngdụng: Khi nói chuyện, khi thuyết trình, khi viết status, khi viết sách, khi trao đổi thông tin, khi dạy học,…

Nếu mở rộng ra, chánh ngữ = chánh thông tin, nghĩa là việc trao đổi thông tin bằng bất cứ hình thức nào thì phải HƯỚNG THIỆN, thông suốt, rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn, kịp lúc, không dư thừa, không bị bóp méo,…

?4. Chánh Nghiệp (Hành vi đúng đắn)

  • Không gây tổn thương người khác, loài vật khác (đánh, giết, tra tấn, bóc lột)
  • Không tà hạnh,tà dâm, “thả thính”, ăn mặc hở hang, để lộ hoặc tạo dựng hình ảnh phản cảm, không giữ khoảng cách thích hợp với người khác phái
  • Không trộm cắp, lãng phí, lười biếng, lấy của không cho, mượn mà không hỏi
  • Không dùng các chất hoặc các hình thức gây say, làm mê mờ ý thức, gây nghiện cảm xúc.

=> Chánh nghiệp là những hành vi lợi mình, lợi người hoặc không hại mình, hại người. Đúng lúc, đúng hoàn cảnh & đúng đối tượng.

?5. Chánh mạng (Nghề nuôi thân mạng chân chánh)

Là nghề không lặp đi lặp lại tà nghiệp (hành vi xấu)

Không phải là các nghề ác như: Đâm thuê, chém mướn, cướp giật, cá độ, cờ bạc, số đề, giết thịt động vật, buôn bán vũ khí, ma túy, thuốc lá, mại dâm, lừa gạt,….

=> Chánh mạng là nghề nghiệp mang lại lợi ích dài lâu cho xã hội, môi trường & phát triển hành trình chuyển hóa nội tâm của mỗi người.

Bất cứ nghề nào, nếu không gìn giữ được sự TRUNG THỰC & VÌ LỢI ÍCH CHUNG của cộng đồng, cũng không được xem là chánh mạng, dù đó là nghề giáo, nghề nông,…

Ngoài ra, người biết giữ chánh mạng tốt, còn là người biết bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt, không tự hủy hoại thân mạng của bản thân.

?6. Chánh tinh tấn (Nỗ lực đúng đắn)

Nếu tinh ý, bạn sẽ quan sát thấy nội tâm mình liên tục bị phóng giật (phóng đi rồi bị giật lại, miên man), nhất là dễ bị những ý nghĩ tiêu cực, thành kiến lấp đầy. Chánh tinh tấn là sử dụng sức mạnh nội tâm, chuyển hướng tâm thức, ngăn tâm thức trước sự CÁM DỖ & ÁC Ý, đồng thời trừ bỏ những VIỆC ÁC & THAM ĐẮM đã có. Để phát huy những điều thiện lành, trong sạch bên trong mỗi người.

Qủa thật, không ai tốt hoàn toàn, và chẳng ai xấu hoàn toàn. Xấu hay ác tùy vào sức mạnh nội tâm của mỗi người, có đang được tăng cường hay đang bị suy yếu.

Ta phải luyện tập chánh tinh tấn để tâm luôn sáng tỏ, ý thức rõ ràng từng việc, mạnh mẽ, nhưng vẫn bình tâm, không kích động.

?7. Chánh niệm (luôn ý thức sáng tỏ, nhận biết rõ ràng trong hiện tại – tại đây, bây giờ -> Giám sát liên tục)

Tại đây, bây giờ có gì đang diễn ra. Cả bên trong thân lẫn bên ngoài thân. Chỉ đơn thuần nhận diện, không phản ứng với ngoại cảnh hay cảm giác trên thân.

Tâm ta thường phóng về quá khứ hoặc tương lai, hãy nhắc mình, đưa mình về lại hiện tại, để nhận thức rõ ràng về hiện tại, không ảo tưởng hay mơ hồ.

?8. Chánh định (Sự chú tâm đúng đắn)

Khi nhận diện đầy đủ những gì đang diễn ra, ta không cần phải chú tâm vào tất cả, ta cũng chẳng thể làm được điều đó, cũng không nên chú tâm vào những đối tượng không cần thiết, mà hãy hướng sự chú tâm đến những gì thật sự HƯỚNG THIỆN, quan trọng, gốc rễ, trọng tâm, bản chất của vấn đề.

☀️Để thực tập 8 yếu tố trên hoàn chỉnh, ta cần thực hành song song cả 2 môi trường: ĐỘNG và TĨNH.

Môi trường động, tức là khi ta đi, đứng, ăn, nói, trò chuyện, tiếp xúc, làm việc,… và BẤT CỨ TÌNH HUỐNG NÀO TRONG ĐỜI SỐNG.

Môi trường tĩnh, là khi ta tọa thiền, ngồi kiết già, lưng thẳng, thực hành thiền Xả Tâm, thiền Vipassana (Tứ Niệm Xứ), để thấu rõ sự thật ngay trên chính thân tâm này. Tuy nhiên ta nên tìm một vị thầy uy tín hướng dẫn, để có nền tảng thực hành hằng ngày hằng giờ cho cả 2 môi trường.

☀️Nếu bạn đang bất an, lo lắng, khổ đau, hay đang muốn tìm cho mình niềm hạnh phúc vững bền nhất.

Bạn hãy dành ra 1 ngày, thật sự tĩnh lặng để quan sát lại chính mình. So sánh & đối chiếu lại các hoạt động hằng ngày của chính bạn so với 8 YẾU TỐ giải thoát khổ đau, xem chúng đã sai lệch chỗ nào? Có chỗ nào cần điều chỉnh? Ngay sau đó bạn sẽ nhận ra nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó bạn sẽ biêt cách tự giải thoát cho chính mình.

Lời kết: Bát Chánh Đạo (bát thánh đạo) theo quan niệm trong Phật giáo thì nó chính là một con đường giác ngộ. Nó giúp chúng ta tìm tới sự bình yên trong cuộc sống, loại bỏ mọi ý niệm để hướng tới điều tốt đẹp. Để hiểu rõ Bát Chánh Đạo là gì cùng những nội dung của con đường này, bản thân chúng ta phải tự thân đi tìm kiếm nó trong từng phút giây này. Đừng để cuộc sống trôi qua vô nghĩa bạn nhé.

Xem thêm các bài chia sẻ hay TẠI ĐÂY

Chuyên mục

Thịnh hành

Đăng ký

Đăng ký để nhận những thông tin cập nhật mới nhất