Có những thói quen, niềm tin tồn tại quá lâu trong xã hội, tạo thành những lối mòn trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử mà ngay cả người có tri thức cũng khó nhận ra. Đôi khi, nó có thể là một nét văn hóa cần được lưu giữ, nhưng đôi khi nó lại là một phong tục, truyền thống cổ hủ hay là một quan niệm bắt nguồn của sự thiếu hiểu biết.
Một cô gái nấu ăn cho người bạn trai. Món ăn khiến chàng trai rất hài lòng, tuy nhiên chàng trai thắc mắc với cô gái là tại sao món cá cô gái không để nguyên con, mà lại cắt 2 bên hông của con cá như vậy.
– Cô gái bối rối cũng không biết lý do tại sao, chỉ thấy hồi trước mẹ nấu sao nên giờ bắt chước theo vậy thôi. Cô bắt máy điện thoại lên gọi mẹ.
– Mẹ cô nghe thấy thế liền đáp “mẹ cũng là bắt chước theo bà ngoại thôi”.
– Và cuối cùng khi cả nhà gọi điện thoại cho bà ngoại thì bà ngạc nhiên trả lời rằng “các con vẫn nấu theo cách đó à. Hồi xưa, nhà nghèo nên chỉ có cái chảo bé xíu, không thể nấu nguyên con cá được nên mới phải cắt ra như vậy. Bây giờ, các con có cái chảo lớn rồi, đâu cần phải chặt khúc con cá ra làm cái gì nữa cơ chứ?”
Cảm ngộ chân lý:
– Sống trong cùng một môi trường, ta thường bị định kiến của môi trường trói buộc thói quen tư duy ta theo một hướng nhất định. Nhiều khi hỏi lại lý do vì sao thì ta thường tự trả lời là: “trước giờ nó vẫn như thế thôi”, mà không hiểu rõ lý do vì sao lại như thế.
Khi tự soi lại chính mình, thì hầu như không ít thì nhiều ai ai cũng có một vài niềm tin dễ dãi như thế. Bởi vì, chúng ta thích thụ hưởng một cách vô thức những thói quen, niềm tin cũ hơn là xét lại chúng.
-> Vậy có nên chăng, dành 1 phút suy ngẫm và xem xét lại:
[perfectpullquote align=”full” bordertop=”false” cite=”” link=”” color=”” class=”” size=””]Bạn có thể xem các bài viết hay tại đây.[/perfectpullquote]1. Những điều mà xã hội định nghĩa về thành công và hạnh phúc có thật sự là chân lý?
2. Những niềm tin về ý nghĩa và giá trị của nghề nghiệp mình đang làm có thật sự đúng?